Bắt đầu từ 1-1-2010, hành vi hát nhép, còn
gọi là hát lip-sync - dùng giọng hát thu sẵn trong băng, đĩa phát ra
thay cho giọng hát thật - sẽ bị cấm theo “Quy chế hoạt động văn hóa và
kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng” đã được ban hành kèm Nghị định
103/2009/NĐ-CP. Cục Nghệ thuật biểu diễn cũng đã có Công văn số
842/NTBD hướng dẫn các Sở VH-TT&DL quản lý, phát hiện và xử lý
“phong trào hát nhép” trong các chương trình biểu diễn nghệ thuật được
cấp phép trên địa bàn. Thực tế sàn diễn cho thấy,
không ít ca sĩ phải chạy nhiều show, muốn vừa nhảy múa điên cuồng vừa
hát hay thì phải chấp nhận hát nhép! Về phía khán giả, nhiều người -
nhất là giới trẻ - chỉ muốn “thần tượng” của mình xinh đẹp, nhảy múa
sôi nổi, tiếng hát hay mà không cần biết ca sĩ hát thật hay nhép. Nhờ
kỹ thuật hát nhép mà không ít ca sĩ “chạy” được hàng chục show một đêm!
Tuy nhiên, đến nay hát nhép đã xứng danh để gọi là một “phong trào” gây
giảm sút lòng tin của công chúng nghệ thuật vào giới ca sĩ.
[You must be registered and logged in to see this image.] Ca sĩ Bảo Thy từng được mệnh danh là "công chúa hát nhép"
Tuy nhiên, khi mà càng ngày càng nhiều show trực
tiếp chiếm lĩnh sóng truyền hình thì việc ca sĩ “phải” hát nhép có khi
lại là yêu cầu của nhà đài để bảo đảm chất lượng. Theo lý luận của nhà
đài thì một chương trình trực tiếp có hàng triệu khán giả xem thì không
thể để xảy ra “sự cố” như ca sĩ khản giọng, rớt nhịp, sai lời... cho
nên hát nhép là lựa chọn tối ưu!? Ngay cả những show lớn có bán vé, để
bảo đảm chất lượng nghệ thuật nhằm ghi hình làm đĩa DVD sau này, ca sĩ
thường hát lip-sync một vài bài cần nhảy múa nhiều. Những trường hợp
hát nhép “chính đáng” như vậy liệu có được du di cho phép? Nếu đã cho
phép “anh” này thì sao có thể cấm “chị” kia được? Thế là cái vòng lẩn
quẩn lại xuất hiện!
Chế tài hành vi hát nhép là đúng đắn,
nhưng đây không phải lần đầu “tệ nạn” hát nhép bị đặt lên “thớt” (Bộ
VH-TT đã ban hành “Quy chế hoạt động biểu diễn nghệ thuật chuyên
nghiệp” năm 2004 và Nghị định 56/2006/NĐ-CP) và liệu việc chống bằng
biện pháp hành chính này có ngăn được phong trào hát nhép? Nên chăng
phối hợp thêm “liệu pháp” văn hóa, đó là xây dựng sự tôn trọng khán giả
và lòng tự trọng ở từng ca sĩ. Cuối cùng, chính khán giả mới là người
có thể giải quyết triệt để “tệ nạn” hát nhép nếu họ quyết tâm tẩy chay
các ca sĩ chuyên hát nhép.
Thế này thì có khối người chết vì giọng hát mĩ mìu của các ấy
[You must be registered and logged in to see this image.] Cre : Nhạc Việt Plus