Nếu trước đây,
nhạc chế chủ yếu truyền miệng cho vui thì nay, khi các mạng xã hội trở
nên phổ biến, nhạc chế được tận dụng với nhiều mục đích: từ PR bản thân
đến bôi nhọ nghệ sĩ...Từ giễu cợt, phô trương...Thời gian gần đây, cư dân mạng bỗng được mùa “thưởng thức” nhiều chế
phẩm với đủ thể loại, từ nhạc xưa đến những giai điệu trẻ, từ nhạc nhẹ
đến cải lương và cả nhạc ngoại. Thử lên trang YouTube, sẽ thấy ngay đâu
là bài nhạc chế đang thu hút nhiều người theo dõi, đâu là bài “cực
đỉnh”.
Đang được truyền link (đường dẫn) để gây cười phổ biến hiện nay là những clip
Trường ca sữa đậu nành - được chế từ bài
Giọt
lệ đài trang (Ngày xưa em bán sữa đậu nành, ngày xưa em đạp chiếc xe
màu xanh..., rồi con em cũng bán sữa đậu nành..., rồi chắt em cũng bán
sữa đậu nành..., cứ thế cả nhà em đều bán sữa). Tuy nhiên kiểu
chế cho vui, để cười thoải mái như vậy không nhiều, mà nổi lên chủ yếu
là các clip chế lời bậy bạ, kích động hoặc biểu diễn ghê rợn, mát mẻ để
thỏa mãn ham muốn phô trương bản thân của các bạn trẻ.
Hầu hết những ai có thói quen lướt net đều biết đến
Chuyện tình chuồng trâu (chế từ bài
Ngôi nhà hoa hồng - do Quang Vinh và Bảo Thy thể hiện), hoặc
Chuyện tình lan can (chế ca khúc ngoại
In the army now), hoặc
Hát vang rằng C.V ngu (chế từ bài
Hát vang rằng em yêu anh của Thủy Tiên)... Nếu
Chuyện tình lan can hay
Chuyện tình chuồng trâudừng ở mức nhí nhố, làm trò hề (dẫu khá “nặng” như: cởi trần hát và
diễn đập đầu vào lan can, vờ phun ra máu...) thì những bài nhạc chế để
cười nhạo người của công chúng lại cay cú và “thâm” hơn nhiều. Khán giả
không thiện cảm với ca sĩ B.T có lẽ không dưới một lần biết và nghe
những câu hát:
“Ngày xưa rất xưa đó có một nàng công chúa, hồn nhiên ngây thơ nhưng bị nặng mùi, chẳng có ai dám kề bên”. Còn nhóm chống lại cặp đôi T.T - C.V thì nặng lời hơn khi chế ra những câu hát cay cú.
Những bài hát chế như thế cứ được sao chép sang nhiều trang cá nhân,
mạng xã hội để thỏa thú giễu cợt. Còn người trong cuộc, có nghe hay
(nếu) có tức giận thì cũng đành ngậm ngùi, vì chẳng thể kiện hay “làm
gì được nhau” cả.
... đến kinh doanhKhi các mạng xã hội ngày càng phát triển, xu hướng truyền thông trên
mạng xã hội (social media) cũng trở nên thông dụng hơn. Đó là cách các
nhà sản xuất mời một nhân vật nổi tiếng trên mạng làm một một clip (chế
lời ca khúc dễ thuộc hoặc hình thức khác để thu hút) nhằm quảng bá cho
sản phẩm của họ.
Ví như sau hiện tượng Don Nguyễn với clip diễn (nhép môi) lại bài
Vọng cổ teen, anh chàng này bỗng trở thành nhân vật được chú ý. Không chỉ được mời đóng phim, biểu diễn..., anh còn được mời thể hiện lại bài
Vọng cổ geishavới nội dung được “chế tạo” theo cách quảng cáo cho điện thoại S. Hay
ngay cả một loại nước giải khát đang được quảng cáo rầm rộ trên truyền
hình nhưng vẫn được nhà sản xuất chọn thêm hình thức quảng bá trên mạng
xã hội để tăng thêm sự quan tâm từ công chúng. Và họ đã chế bài hát Giờ
anh hứa để làm gì (của Ưng Hoàng Phúc) thành Giờ thì than nóng để làm
gì... nhằm kêu gọi mọi người dùng nước giải khát nói trên.
Dẫu hiệu quả của hình thức quảng bá trên mạng có được hay không là nhờ
chính sự tự phát của nó, nhưng nếu nhìn sâu xa, mục đích cuối cùng vẫn
là thu lợi cho nhà sản xuất. Và dù nhà sản xuất có trả tiền cho nhân
vật của cộng đồng mạng để có được các clip quảng cáo miễn phí này (vì
trên mạng xã hội cứ thoải mái đưa clip lên, clip nào lạ, bắt mắt thì có
nhiều người xem), nhưng khi đã dùng một tác phẩm để chế lại ở bất kỳ
cách thức nào nhằm kinh doanh, mà không xin phép tác giả hoặc không trả
phí tác quyền thì cũng đã phạm luật.
Anh Nguyễn Ngọc Long, quản lý trang nhacso.net, cho biết:
“Chế
nhạc để bôi nhọ hay PR... đều không đáng được cổ súy. Riêng cách thức
của truyền thông trên mạng xã hội, do không có luật lệ nào cấm, cũng
chẳng có nhạc sĩ nào lên tiếng khiếu kiện nên nó vẫn được phổ biến vô tư”.
Cre : hcm.megafun